Có Thể Bạn Chưa Biết : Content ID là gì mà bài hát Quốc Ca Việt Nam cũng bị đánh bản quyền sở hữu

Có Thể Bạn Chưa Biết : Content ID là gì mà bài hát Quốc Ca Việt Nam cũng bị đánh bản quyền sở hữu

Có Thể Bạn Chưa Biết : Content ID là gì mà bài hát Quốc Ca Việt Nam cũng bị đánh bản quyền sở hữu

 Khi bạn hoạt động trên YouTube đủ lâu và nội dung bạn sản xuất dần trở nên phủ sóng, hẳn sẽ xuất hiện những đối tượng lấy cắp nội dung của bạn và đăng tải lại trên các nền tảng mạng xã hội. Những hành động này sẽ làm giảm tiềm năng thu nhập và phá hoại nghiêm trọng thương hiệu của bạn. Giải pháp cho nhà sáng tạo chân chính là sử dụng dịch vụ Content ID. Với giải pháp này bạn có thể kiểm soát nội dung và có thể quyết định hành động đối với phần nội dung bị lấy cắp, bao gồm cả việc yêu cầu đền bù tài chính cho những khoản doanh thu hao hụt.

Có Thể Bạn Chưa Biết : Content ID là gì mà bài hát Quốc Ca Việt Nam cũng bị đánh bản quyền sở hữu

Content ID là hệ thống kỹ thuật số được sử dụng để xác định tính hợp pháp của nội dung trên YouTube. Âm thanh và hình ảnh trên YouTube được so sánh giữa các tệp nội dung đã được chủ sở hữu đăng ký và các nội dung trùng khớp được đăng tải.

Content ID có thể xác nhận những nội dung sau:

  1. Hình ảnh kèm âm thanh
  2. Chỉ hình ảnh
  3. Chỉ âm thanh

Đây là những hành động bạn có thể thực hiện cho những nội dung mà Content ID phát hiện:

  1. Chặn (nội dung bị lấy cắp sẽ không thể hiển thị với người xem, bạn không nhận được bất kỳ khoản thu nhập nào với hành động này).
  2. Theo dõi (thống kê nội dung bị lấy cắp, chẳng hạn lượng view, bạn không nhận được bất kỳ khoản thu nhập nào với hành động này).
  3. Kiếm tiền (đặt quảng cáo trong phần nội dung lấy cắp để tạo doanh thu).

Loại nội dung nào có thể áp dụng dịch vụ Content ID?

Dưới đây là một số ví dụ:
  1. Giải trí (trò chơi khăm, vlogs, phim tài liệu)
  2. Âm nhạc (nhạc cụ, một vài bài hát cover cụ thể)
  3. Nội dung xanh (hướng dẫn tự làm tại nhà, nấu ăn)
  4. Trò chơi (chèn hình ảnh người chơi)

Content ID là gì mà bài hát Quốc Ca Việt Nam cũng bị đánh bản quyền sở hữu


Theo VTV, đơn vị BH Media đã đăng ký sở hữu bản quyền ca khúc "Tiến quân ca" - Quốc ca" vốn đã được gia đình nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho Nhân dân và Tổ quốc. Ngoài ra, một video của VTV là Lễ tang Tổng bí thư Lê Khả Phiêu và video Quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát sóng trên VTV1 cũng bị BH Media báo cáo quyền sở hữu và bị xóa trên nền tảng YouTube.  

Sau khi bị lên án, phía đơn vị BH Media cho biết BH Media không nhận sở hữu bản quyền ca khúc "Tiến quân ca" mà được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý và khai thác một bản ghi "Tiến quân ca" trên nền tảng số. Bản ghi này do Hồ Gươm Audio sản xuất.

Về việc khai thác bản ghi "Tiến quân ca" trên YouTube, BH Media cho biết khi Hồ Gươm Audio ủy quyền cho công ty này quản lý và khai thác trên YouTube, đơn vị này không hề bật nút kiếm tiền, quảng cáo để bảo đảm tính tôn nghiêm cho tác phẩm. Người dân cũng được nghe miễn phí tác phẩm này.  Tuy nhiên, nếu một cá nhân, tổ chức nào đó bỏ thời gian, công sức, kỹ thuật, tiền bạc ra làm một bản ghi "Tiến quân ca", theo Luật Sở hữu trí tuệ, cá nhân, tổ chức đó là nhà sản xuất, chủ sở hữu của bản ghi này (quyền liên quan). Bất kỳ ai muốn sử dụng bản ghi này đều phải xin phép chủ sở hữu. 

Có Thể Bạn Chưa Biết : Content ID là gì mà bài hát Quốc Ca Việt Nam cũng bị đánh bản quyền sở hữu


Theo BH Media, Hồ Gươm Audio là chủ sở hữu của bản ghi nói trên. Nếu tài khoản nào đăng video sử dụng chính xác bản ghi "Tiến quân ca" do Hồ Gươm Audio sản xuất thì YouTube gửi thư thông báo xác nhận bản quyền.

Trao đổi về việc ca khúc "Tiến Quân Ca" bị phía BH Media đánh bản quyền, nhạc sĩ Văn Thao, con trai của cố nhạc sĩ Văn Cao, đại diện gia đình, cho biết: "Gia đình đã giao bản quyền và toàn bộ quyền cho Nhà nước. Vấn đề này thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Bản quyền của Nhà nước cần có ý kiến chứ gia đình đã trao tặng toàn bộ ca khúc, xem như thuộc về Nhà nước, thuộc về Nhân dân rồi. Về bản quyền tác giả thì tôi nghĩ không thu tiền ca khúc ấy vì ca khúc ấy đã thuộc toàn quyền của Nhà nước".

Tháng 8-2015, nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, từng đề xuất thu phí bản quyền khi được sử dụng ca khúc "Tiến quân ca" để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật và tạo nên luồng ý kiến trái chiều. Ngay sau đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị dừng việc thu tiền bản quyền tác phẩm.

Hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao nhiệm vụ là cơ quan quản lý bài "Tiến quân ca" theo quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan về bản quyền.  

Trước đó, diễn viên Gia Bảo cũng bức xúc khi một số vở cải lương do dòng tộc Gia Bảo đặt hàng sáng tác và hiện cho phát miễn phí trên YouTube lại bị BH Media báo cáo vi phạm bản quyền. Sau đó, phía BH Media đã gỡ báo cáo vi phạm.