9 điều về đồ ngọt theo Y học cổ truyền mà bạn nên biết

9 điều về đồ ngọt theo Y học cổ truyền mà bạn nên biết

9 điều về đồ ngọt theo Y học cổ truyền mà bạn nên biết


Chúng ta đều biết nên hạn chế dùng nhiều đường, cả ở dạng ẩn trong thực phẩm. Tuy nhiên, theo Y học Trung Hoa, vị ngọt tự nhiên được đánh giá ở nhiều khía cạnh hơn là việc dán nhãn tốt hay xấu.
9 điều về đồ ngọt theo Y học cổ truyền mà bạn nên biết


– Mỗi cơ quan trong cơ thể gắn liền với một hương vị riêng, do đó với lượng vừa đủ sẽ tốt cho hệ thống, nhưng quá nhiều lại gây ra vấn đề. Trong Y học Trung Hoa, hương vị ngọt ngào ảnh hưởng đến dạ dày và lá lách – các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa.

– Theo tự nhiên, chúng ta sẽ thèm một chút vị ngọt sau bữa ăn, bởi vì nó có tác dụng hỗ trợ giúp tiêu hóa. Vì vậy, một miếng trái cây hoặc mẩu sô cô la nhỏ sẽ giúp bạn thư giãn và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Vấn đề chỉ nảy sinh khi bạn cố gắng đáp ứng nhiều hơn, điều này hoàn toàn lấn át quá trình tiêu hóa.

– Khi hệ tiêu hóa bị choáng ngợp với đồ ngọt, kết quả phổ biến nhất là việc chuyển hóa các chất lỏng bị trì trệ. Cơ thể cần độ ẩm, nhưng trữ quá nhiều nước khiến bạn dế gặp các vấn đề như nhiễm trùng nấm men, nhiễm trùng bàng quang, giữ nước, nấm miệng và thậm chí tích trữ chất béo dư thừa.

– Nghiêm trọng hơn là nếu trữ nước thời gian lâu, cơ thể sẽ trở nên nóng. Theo Y học phương Tây, điều này chuyển thành viêm. Các tình huống như bệnh gút, viêm khớp, nhiễm trùng, bệnh zona, IBS và vấn đề về xoang là do hầu hết các trường hợp được coi là trữ nước cộng với nhiệt theo Y học Trung Hoa.

– Khi bạn mất kiểm soát cảm giác thèm ăn đồ ngọt, nó là một dấu hiệu cho thấy tiêu hóa của bạn đang gặp khó khăn. Thật không may, đáp ứng những cảm giác giả này làm cho vấn đề tồi tệ hơn.

– Ngoài ra, thực phẩm càng ngọt, cơ thể của bạn càng trữ nước nhiều hơn.

– Bây giờ là những tin tốt lành. Thực phẩm có độ ngọt nhẹ sẽ thực sự bổ dưỡng vì ăn những thực phẩm này và tiêu hóa chúng cũng bổ sung thêm năng lượng, máu và các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhưng bạn chỉ cần một chút ngọt ngào và chọn loại lành mạnh.

– Các loại thực phẩm lành mạnh có hương vị ngọt ngào bao gồm các carbohydrate phức hợp, protein, gạo, khoai lang và các loại rau củ. Cần tránh những thực phẩm độ ngọt cao hoặc chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ, như là các loại đường đơn, carbohydrate tinh chế, nước ép trái cây, mật ong, đường thô, chất ngọt nhân tạo và trái cây.

– Thật không may, thực phẩm bạn nghĩ đến đầu tiên khi hệ tiêu hóa lên tiếng hoặc năng lượng thấp thường là bánh ngọt, cookies, kẹo, bánh rán và những thứ tương tự. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ đến những món có độ ngọt ít hơn vì chúng vẫn thỏa mãn cơn thèm của bạn và tốt cho cơ thể.