Chú Đười Ươi Siêu Thông Minh Tự Làm Khóa Mở Cửa Lồng
Đười ươi (Danh pháp khoa học: Pongo) là tên gọi một chi vượn lớn bản địa của các khu rừng nhiệt đới thuộc Indonesia và Malaysia. Hiện nay phạm vi cư trú của đười ươi chỉ quanh quẩn tại các đảo Borneo và Sumatra, song vào thế Canh Tân chúng đã từng sinh sống khắp khu vực Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc. Đười ươi từng được coi chỉ bao gồm một loài duy nhất, tuy nhiên vào năm 1996 giới khoa học đã chia chúng thành hai loài: đười ươi Borneo (P. pygmaeus, với ba phân loài) và đười ươi Sumatra (P. abelii). Loài thứ ba gọi là đười ươi Tapanuli (P. tapanuliensis) được xác định vào năm 2017. Đười ươi là nhánh duy nhất còn tồn tại của phân họ Ponginae, đã phân tách di truyền với các hominid khác (khỉ đột, tinh tinh và con người) vào khoảng giữa 19,3-15,7 triệu năm trước.
Trong số các họ hàng vượn lớn, đười ươi khác biệt ở chỗ chúng phần lớn vẫn sống trên cây. Chúng có cánh tay dài và đôi chân ngắn (so với cơ thể). Bộ lông chúng rậm rạp màu đỏ-nâu bao phủ gần kín cơ thể. Cân nặng của cá thể đực cái lần lượt vào khoảng 75 kg (165 lb) và 37 kg (82 lb). Những con đực trưởng thành đầu đàn sở hữu những miếng đệm má lớn và có khả năng tạo ra những tiếng kêu dài nhằm thu hút con cái hoặc đe dọa kẻ thù; những con đực trẻ cấp thấp trông gần giống những con cái trưởng thành hơn. Đười ươi là sinh vật sống đơn độc nhất trong số các vượn lớn, thực vậy, mối quan hệ xã hội nội loài chủ yếu chỉ diễn ra giữa mẹ và đàn con của nó. Trái cây là thành phần quan trọng nhất trong chế độ ăn của đười ươi; ngoài ra chúng ăn được cả thực vật, vỏ cây, mật ong, côn trùng và trứng chim. Chúng có thể sống thọ hơn 30 năm trong môi trường tự nhiên lẫn nuôi nhốt.
Đười ươi thuộc hàng thông minh nhất trong số các loài linh trưởng. Chúng biết sử dụng công cụ và biết xây dựng những chiếc tổ ngủ đêm khá công phu từ cành và lá. Đười ươi bắt đầu xuất hiện trong văn học và nghệ thuật của loài người, đặc biệt là trong các tác phẩm bình luận về xã hội loài người, từ khoảng thế kỷ thứ 18. Nhiều nghiên cứu khoa học về trí thông minh của chúng đã được thực hiện. Nhà linh trưởng học Birutė Galdikas là người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu điền dã các loài vượn lớn và các cơ sở nuôi nhốt đười ươi đã được mở cửa trên khắp thế giới từ khoảng đầu thế kỷ 19.
Cả ba loài đười ươi đều được xếp vào diện cực kỳ nguy cấp, nguyên nhân bởi các hoạt động của con người như săn trộm (để làm thịt rừng hoặc để ngăn chúng phá mùa màng), phá rừng (để trồng và khai thác dầu cọ), và buôn bán thú nuôi bất hợp pháp. Nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên và cứu hộ động vật hiện nay vẫn đang nỗ lực bảo vệ sự sống còn của đười ươi trong hoang dã.
Chú Đười Ươi Siêu Thông Minh Tự Làm Khóa Mở Cửa Lồng tại 1 sở thú tại Mỹ sẽ cho các bạn đọc hiểu rõ hơn về trí tuệ, tinh vi và ranh ma của loài vật này.
Chuyện là vào một ngày đẹp trời tại sở thú Obama ở Mỹ ,Anh nhân viên sở thú buổi sáng đi làm thì thấy 5 chú đười ươi đang ngồi hóng gió phía bên trên chuồng của chúng. Anh ta nghĩ rằng chắc là ai đó đã quên khóa lồng của chúng lại làm chúng xổng ra nên anh đã đưa lũ đười ươi về lại lồng của mình và cũng không nghĩ ngợi gì nhiều
Tuy nhiên ngày hôm sau sự việc trên vẫn tái diễn và liên tiếp lặp lại cho đến khi giám đốc sở thú đó không chịu đựng thêm được nữa chuẩn bị sa thải anh nhân viên chăm sóc lồng đười ươi đó thì mới phát hiện ra rằng anh nhân viên hoàn toàn không có lỗi ,vấn đề do 1 con đười ươi có tên Phúc Mãn Châu đã quá thông minh và tinh vi.
Cụ thể Phúc Mãn Châu đã nhặt được 1 lõi dây điện ở đâu đó và uốn nó thành chìa khóa để mở lồng giam cho anh em đi chơi hóng gió. Tinh vi ở chỗ, nó đã giấu sợ dây ở giữa nướu và môi của mình và chỉ lấy ra khi cần sử dụng, hơn nữa nó còn đóng kích rất giỏi khi mở cửa lồng cho anh em đi chơi còn mình thì ngồi tại lồng giả vờ ngây thơ nhằm đánh lạc hướng điều tra của các nhân viên sở thú.
Câu chuyện này cũng cho chúng ta thấy được sự thông mình của loài đười ươi. Bạn đọc có câu chuyện nào vui lòng bình luận bên dưới để mọi ngươi cùng thấy được.