8 thói quen gây hại cực lớn cho thận, nhưng nhiều người vẫn đang mắc phải

8 thói quen gây hại cực lớn cho thận, nhưng nhiều người vẫn đang mắc phải

Người ta thường gọi những bệnh về thận là “sát thủ thầm lặng”, bởi vì khi thận bị tổn thương, thông thường đều không biểu hiện ra bất cứ triệu chứng gì. Đến khi các triệu chứng trở nên rõ ràng, thì cũng là đã đến giai đoạn suy thận hoặc thậm chí urê huyết. 

Thận là cơ quan nội tạng cực kỳ quan trọng đối sự sống của con người. Thận khỏe mạnh sẽ giúp quá trình lọc máu diễn ra tự nhiên, đào thải độc tố, các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vì bất kỳ một lý do nào đó khiến thận suy yếu, không thể thực hiện được chức năng sẽ dẫn tới ứ trệ các chất độc làm tổn thương thận và tác động đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Người ta thường gọi những bệnh về thận là “sát thủ thầm lặng”, bởi vì khi thận bị tổn thương, thông thường đều không biểu hiện ra bất cứ triệu chứng gì. (Ảnh: Przytul Mnie Mamo)
Người ta thường gọi những bệnh về thận là “sát thủ thầm lặng”, bởi vì khi thận bị tổn thương, thông thường đều không biểu hiện ra bất cứ triệu chứng gì. (Ảnh: Przytul Mnie Mamo)



Hiện nay, số lượng người mắc bệnh về thận trên toàn thế giới vẫn đang tiếp tục tăng lên hàng năm, cũng cho thấy xu hướng ngày càng “trẻ hóa”. Có nhiều hành vi trong cuộc sống hàng ngày dễ gây tổn thương cho thận và làm tăng gánh nặng chuyển hóa của thận. Dưới đây là 8 thói quen sống gây tổn thương cực lớn cho thận mà nhiều người vẫn đang mắc phải.

(1) Thường xuyên nhịn tiểu

Thường xuyên ngồi lâu là một thói quen rất xấu, đặc biệt ngồi lâu lại còn nhịn tiểu, sẽ khiến cho lượng nước dư thừa và chất thải không thể bài tiết kịp thời ra bên ngoài cơ thể, dễ dàng sinh ra vi khuẩn, gây nhiễm trùng hệ thống tiết niệu.

Nhịn tiểu cũng khiến thận phải hoạt động vô cùng cực nhọc và vất vả. Sau khi nhịn tiểu quá lâu, nước tiểu bị kìm hãm có thể chảy ngược lại vào bên trong gây tổn thương thận.

(2) Uống nước quá ít

Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải từ quá trình trao đổi chất khỏi cơ thể và điều chỉnh việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Để làm điều này, thận cần nước và đúng hơn là cần một lượng nước nhất định. Khi bạn không uống đủ nước, máu sẽ bị cô đặc và lưu lượng máu đến thận sẽ ít hơn. Do đó, việc này cản trở thận loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, dẫn đến rất nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Sự cân bằng lượng nước cung cấp cho cơ thể là chìa khóa để bảo vệ thận. (Ảnh: Amiblu)
Sự cân bằng lượng nước cung cấp cho cơ thể là chìa khóa để bảo vệ thận. (Ảnh: Amiblu)


Cơ thể cần duy trì môi trường bên trong ổn định và quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường. Mỗi ngày cơ thể thải ra ít nhất 400ml nước tiểu, vì vậy hãy chắc chắn cung cấp đủ nước giúp thận hoạt động bình thường. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng uống quá nhiều nước cũng không tốt cho thận. Sự cân bằng lượng nước cung cấp cho cơ thể là chìa khóa để bảo vệ thận.

(3) Thường xuyên thức khuya

Thận sẽ vào “trạng thái chờ” vào ban đêm để đảm bảo bài tiết chất thải trao đổi chất của con người với năng lượng làm việc tối thiểu, vì vậy chúng ta có tương đối ít nước tiểu vào ban đêm. 

Tuy nhiên, thức khuya đang trở thành lối sống phổ biến của giới trẻ hiện đại, nhưng không mấy người biết rằng thói quen này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghỉ ngơi của thận, đẩy nhanh quá trình lão hóa thận, ảnh hưởng đến chức năng của thận.

(4) Vận động quá mức

Vận động có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe thể chất cho cơ thể, nhưng đó phải là vận động vừa phải. Nếu vận động quá mức, sẽ làm tổn thương cơ bắp, làm cho một lượng lớn protein cơ đi vào máu dễ gây tắc ống thận khi đào thải qua thận, dẫn đến suy thận cấp.

(5) Hút thuốc lâu năm và nghiện rượu

Hút thuốc đối với thân thể là “trăm phần hại mà không một chút lợi”. Theo khảo sát, những người hút thuốc lá lâu năm có thể gây ra ung thư biểu mô tế bào thận. Ngoài ra, các chất độc trong khói thuốc lá còn làm thu hẹp mạch máu, từ đó dẫn đến tăng huyết áp và làm giảm lưu lượng máu tại thận. Tất cả đều góp phần ảnh hưởng đến chức năng động của thận và khiến những người hút thuốc có nguy cơ bị suy thận rất cao.

Một trong những vai trò quan trọng nhất của thận là lọc máu để loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Khi bạn tiêu thụ bia rượu, chất cồn có thể làm thay đổi chức năng của thận và khiến thận không thể thể lọc máu, dẫn đến suy thận.

(6) Ăn quá ngọt, quá mặn, quá cay

Nhiều người có sở thích ăn uống đậm vị, thích nhiều đường, nhiều muối, nhiều dầu mỡ, nhiều đạm, nhiều purin… nhưng những thói quen ăn uống này lại gây ảnh hưởng đến thận từ nhiều khía cạnh, làm tăng gánh nặng bài tiết của thận, hơn nữa còn ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Thói quen ăn uống đậm vị gây ảnh hưởng đến thận từ nhiều khía cạnh, làm tăng gánh nặng bài tiết của thận. (Ảnh: Maria)
Thói quen ăn uống đậm vị gây ảnh hưởng đến thận từ nhiều khía cạnh, làm tăng gánh nặng bài tiết của thận. (Ảnh: Maria)


(7) Uống thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe bừa bãi

Các loại thuốc khác nhau có mức độ tác dụng phụ khác nhau, ngay cả các sản phẩm chăm sóc sức khỏe đầy màu sắc trên đường phố cũng vậy. Theo các nghiên cứu, khoảng 25% những người suy thận có liên quan đến độc tính trên thận của thuốc.

Nếu bạn chưa hiểu biết đầy đủ về các loại thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng, cũng đừng mù quáng tin vào một số “thần dược” nào đó để tránh tăng gánh nặng cho thận.

(8) Xem nhẹ sức khỏe của mình

Bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường, tăng axit uric máu, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh khác, nếu không được điều trị tốt, sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận.


Trang Web Chia Sẻ Thông Tin Có Thể Bạn Chưa Biết Về Con Người, Thực Vật, Động Vật, Khoa Học, Thế Giới Tâm Linh, Phong Tục, Sức Khỏe.