Vì sao nhện có thể di chuyển trên bề mặt nước

Nhện hay nhền nhện (phương ngữ Nam Bộ), danh pháp khoa học là Araneae, là một bộ động vật săn mồi, không xương sống thuộc lớp hình nhện.

Nhện hay nhền nhện (phương ngữ Nam Bộ), danh pháp khoa học là Araneae, là một bộ động vật săn mồi, không xương sống thuộc lớp hình nhện. Cơ thể của nhện chỉ có hai phần: phần đầu ngực và phần bụng, chúng có tám chân, miệng không hàm nhai, không cánh.

Phân tử nước có công thức cấu tạo H-O-H. Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn hơn so với nguyên tử hiđro nên cặp electron dùng chung trong liên kết O-H bị lệch về phía nguyên tử O, làm cho nguyên tử O tích điện âm, còn nguyên tử H tích điện dương. Hãy tưởng tượng nếu hai phân tử nước được đặt cạnh nhau thì nguyên tử O của phân tử nước này sẽ hút nguyên tử H của phân tử nước kia (do mang điện tích trái dấu), lực hút đó được gọi là liên kết hiđro. Liên kết hiđro không chỉ hình thành giữa hai phân tử nước mà còn được hình thành giữa rất nhiều phân tử nước với nhau.

Liên kết hiđro giữa các phân tử nước trên bề mặt nước và giữa các phân tử nước trên bề mặt và lớp nước bên dưới tạo ra sức căng bề mặt cho nước.

Chân của con nhện nước gồm các chất kị nước (không phân cực), phân tử các chất này đẩy nước khiến cho chân của nhện nước không bị nước bao bọc và tụt xuống dưới nước. Vì vậy chúng có thể di chuyển trên bề mặt nước mà không làm vỡ bề mặt nước.

Trang Web Chia Sẻ Thông Tin Có Thể Bạn Chưa Biết Về Con Người, Thực Vật, Động Vật, Khoa Học, Thế Giới Tâm Linh, Phong Tục, Sức Khỏe.